Kết quả tìm kiếm cho "đồng bào Khmer huyện Tri Tôn"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1300
Xã Định Hòa (tỉnh An Giang) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã Định Hòa, Thới Quản, Thủy Liễu của huyện Gò Quao cũ. Sau sáp nhập, cấp ủy, chính quyền xã Định Hòa chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.
Xã Ô Lâm có hơn 65% đồng bào Khmer sinh sống. Quá trình đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ đồng bào Khmer nơi đây anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Để tri ân các anh hùng liệt sĩ, tỉnh An Giang và xã Ô Lâm luôn quan tâm, huy động nguồn lực xã hội thực hiện hiệu quả công tác chăm lo cho gia đình chính sách và người có công.
Hội thảo khoa học “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025-2030” sáng 14/7 tập trung thảo luận các giải pháp, mục tiêu đưa An Giang trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước, trung tâm kinh tế biển mạnh của quốc gia.
ĐBSCL - vùng đất “chín rồng hội tụ”, không chỉ nổi tiếng với hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây trĩu quả và văn hóa sông nước đặc sắc, mà còn là điểm đến đầy tiềm năng cho phát triển du lịch (DL) bền vững với rất nhiều di tích, danh lam, thắng cảnh, biển đảo, núi non... Để phát triển DL tương xứng với tiềm năng, ĐBSCL cần những bước đi chiến lược, đồng bộ và dài hạn.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Tối 27/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch An Giang phối hợp UBND TX. Tịnh Biên tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh Nghệ thuật diễn tấu trống Chhay- Dăm của người Khmer huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) vào danh mục Di sản phi vật thể quốc gia.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những cây cổ thụ được công nhận Cây di sản Việt Nam trên địa bàn tỉnh không chỉ là tài sản diệu kỳ của thiên nhiên ban tặng, mà còn là nơi lưu giữ lại những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân An Giang qua nhiều thế hệ.
Nằm ở vùng đầu nguồn ĐBSCL, An Giang có thiên nhiên phong phú, kết hợp hài hòa giữa núi non, sông nước, rừng tràm, cánh đồng mênh mông và văn hóa bản địa đặc sắc. Mùa hè, đến An Giang tham quan, du lịch là tìm đến nơi bình yên, gần gũi với thiên nhiên để có những trải nghiệm khó quên.
Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) An Giang đang tiến hành nghiên cứu quy trình chế biến nước giải khát lên men đóng lon, bột hòa tan, siro từ nước thốt nốt. Các kết quả nghiên cứu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ nước thốt nốt và tăng thêm thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Cây chúc là đặc sản của vùng Bảy Núi, tập trung nhiều tại huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Không chỉ được sử dụng phổ biến trong các món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer, lá và trái chúc hiện nay được khai thác nhiều hơn, đem lại giá trị kinh tế cho người dân.
Chiều 12/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Chau Chan Nô (sinh năm 1992, ngụ ấp An Lợi, xã An Hảo, TX. Tịnh Biên) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”, đối tượng vừa bị bắt sau khi gây án xong tìm cách trốn sang biên giới.
Bằng nhiều nguồn lực hỗ trợ, từ Trung ương đến địa phương, nguồn xã hội hóa… cùng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, huyện Tri Tôn tập trung triển khai quyết liệt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Đến nay, 1.336 căn nhà cho gia đình chính sách; hộ nghèo, cận nghèo được bàn giao và đưa vào sử dụng, giúp người dân an cư lạc nghiệp.